Hành vi vi phạm bản quyền không chỉ xuất hiện ở các thương hiệu nổi tiếng, mà ngay ở những doanh nghiệp nhỏ lẻ cũng không ít len lỏi tình trạng này. Vậy bản quyền là gì? Không để bạn chờ lâu, iDO Web sẽ giải đáp “tất tần tật” thắc mắc của bạn về luật bản quyền được ban hành hiện nay.
Khái niệm bản quyền
Với mục đích bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu, bản quyền đóng vai trò quan trọng trong luật sở hữu trí tuệ thông qua các tác phẩm, sản phẩm sáng tạo, dịch vụ,…
Nhà sản xuất hay tác giả được phép áp dụng các chế tài đã quy định đối với cá nhân/ tổ chức có hành vi sao chép, thương mại hóa hay tái sử dụng lợi nhuận liên quan đến sản phẩm.
Bản quyền thiết lập dựa trên lợi ích của người sở hữu được công nhận trên hệ thống pháp luật quốc gia nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và phát triển kinh tế trong các lĩnh vực như nghệ thuật, giải trí, khoa học, công nghệ,… cũng như hạn chế sự xâm phạm giữa các đối tượng thuộc cùng ngành nghề.
Mục đích của bảo vệ bản quyền
Một sự thật rằng thương hiệu càng nổi tiếng thì càng bị nhiều đối tượng xấu nhắm đến khai thác để trục lợi, kiếm tiền bất hợp pháp. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa những hàng vi sao chép hoặc sử dụng trái phép thương hiệu của bạn?
Không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ quyền lợi và khuyến khích sự sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực, một khi đăng ký bản quyền bạn sẽ dễ dàng biến việc kiểm soát và quản lý mọi hàng động liên quan đến sản phẩm. Từ đó, tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng doanh thu cho người sở hữu.
Các hoạt động đến từ nhà sáng lập sẽ không giới hạn quyền sử dụng về tác phẩm hay sản phẩm của họ tạo ra. Tuy nhiên đối với những đối tượng vi phạm, bản quyền sẽ trực tiếp xử phạt các hành vi giả mạo theo pháp luật nhằm cải thiện chất lượng và độ an toàn, cũng như giúp người dùng tránh khỏi những thông tin không rõ nguồn gốc.
Loại tác phẩm nào được bảo hộ bản quyền?
Hầu như các tác phẩm thiên về sự sáng tạo, giá trị đổi mới thường phổ biến về quyền bảo hộ bản quyền hơn những ngành khác. Nhưng không vì thế mà bạn lại chủ quan việc đăng ký bản quyền cho doanh nghiệp của mình. Liệu có phải tất cả lĩnh vực nào cũng có thể thực hiện quyền này?
Các tác phẩm văn học, âm nhạc như kịch bản, tiểu thuyết, bản nhạc,… cho đến các sản phẩm công nghệ đều là những đối tượng chính mà chủ sở hữu cần ưu tiên việc bảo hộ bản quyền. Song, trang fanpage lại không thuộc một trong những loại hình tác phẩm bản quyền bảo vệ.
Tuy nhiên, bạn có thể đăng ký quyền tác giả cho logo, bài viết, hình ảnh, video,… dưới dạng các tác phẩm văn học, mỹ thuật,… tại Cục bản quyền tác giả.
Có sử dụng nội dung của một tác phẩm được bảo hộ bằng bản quyền không?
Tất nhiên một khi đã được “đóng dấu” bản quyền, ngoài chủ sở hữu thì không một đối tượng nào có thể sử dụng nội dung có trong tác phẩm. Ngay trước mắt, bạn sẽ thấy những hậu quả pháp lý được quy định trong bản quyền nếu như các cá nhân/ tổ chức cố chấp xâm phạm đến tác phẩm của bạn.
Tuy nhiên khi có sự cho phép của người sản xuất hoặc nội dung đó trở thành tài liệu công cộng, thì lúc này bạn có thể thoải mái sử dụng những thông tin mà sản phẩm cung cấp theo đúng quyền và nghĩa vụ của bạn thân nhằm tránh các trường hợp vi phạm pháp luật
Vi phạm bản quyền là gì?
Không ít doanh nghiệp gặp trường hợp dày công mấy năm xây dựng hình ảnh, tạo dựng thương hiệu, chăm chút đầu tư nội dung nhưng lại bị những đối tượng xấu vi phạm bản quyền.
Các hành vi phân phối hoặc tái bản nội dung, hình ảnh,… của một tác phẩm được bảo hộ bằng bản quyền mà không có sự cho phép của chủ sở hữu dưới mọi hình thức đều tính vào vi phạm bản quyền.
Sau khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, doanh nghiệp sở hữu sẽ được công nhận quyền sở hữu đối với thương hiệu. Do đó nếu chưa được sự đồng ý, thì không nên tự ý phân phát những sản phẩm của một thương hiệu.
Vi phạm bản quyền bị xử lý như thế nào?
Khi bị xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, việc xác định thiệt hại xảy ra không phải là một vấn đề dễ dàng. Vậy khi bản quyền bị xâm phạm sẽ được xử lý như thế nào?
- Chủ sở hữu bản quyền có thể yêu cầu người vi phạm ngừng sử dụng nội dung bị vi phạm, hoặc họ có thể yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ hoặc máy chủ web loại bỏ nội dung đó
- Người vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại gây ra do vi phạm bản quyền theo quy định cụ thể của pháp luật
- Trong một số trường hợp, vi phạm bản quyền nghiêm trọng dẫn đến án phạt hoặc khởi kiện dân sự hoặc hình sự.
Cách phản đối vi phạm bản quyền
Chỉ khi đăng ký nhãn hiệu, bạn mới có lợi thế hay nắm đằng chuôi trong các vụ tranh chấp liên quan đến thương hiệu cũng như khai thác triệt để các quyền và lợi ích đi kèm. Còn không, bạn vẫn không được pháp luật công nhận cho dù là người đầu tiên sử dụng hay xây dựng sản phẩm/dịch vụ.
Ghi nhận tác giả cho chủ bản quyền
Một số chủ sở hữu yêu cầu bạn đưa ra thông tin về tên tác giả, ngày xuất bản, hoặc các thông tin khác liên quan đến tác phẩm. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc bạn được sử dụng nội dung khi chưa được sự chấp thuận từ phía nhà sản xuất.
Đã mua nội dung/ bản sao
Nếu như bạn đã tiến hành mua nội dung hay bản sao của người sáng tác, bạn cũng không được chia sẻ thông tin đó dưới dạng công khai cho cộng đồng mạng.
Không kiếm tiền từ nội dung đó
Đa phần việc sở hữu bản quyền cho mục đích phi thương mại thường đáp ứng một số tiêu chuẩn của giấy cấp phép. Nhưng một số trường hợp lại sử dụng nội dung để trục lợi cá nhân gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho chủ sản xuất.
Nhìn thấy nội dung tương tự ở một nơi nào đó trên Internet
Khi bạn phát hiện ra một thông tin tương tự trên mạng xã hội, thì khả năng cao những người dùng khác đã tự ý chia sẻ nội dung của bạn.
Tự ghi lại nội dung từ TV, rạp chiếu phim hoặc đài phát
Các bản sao mà người dùng tự tạo từ bản gốc không cho phép bạn truy cập vào nội dung gốc, cũng như truyền tải các thông tin đó trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào.
Tự sao chép từ sách giáo khoa, áp phích quảng cáo
Trên các tác phẩm in ấn, việc vi phạm bản quyền cũng thường gặp qua nội dung, hình ảnh,… của chủ sở hữu từ nội dung gốc nhưng chưa được sự đồng ý từ nhà sản xuất.
Bản quyền và quyền tác giả có giống nhau không?
Vào một ngày, doanh nghiệp của bạn sẽ đứng trước nguy cơ bị mất kênh, mất thương hiệu hay thậm chí là bị kiện vì vi phạm bản quyền. Lúc này, bạn cần tìm ra nguyên nhân và hướng đi đúng đắn khi gặp tình huống này.
Khác với bản quyền về việc cấp cho chủ sở hữu kiểm soát việc sử dụng, phân phối tác phẩm đó, quyền tác giả bao gồm các quyền như quyền công bố, quyền chỉnh sửa, quyền sao chép sản phẩm.
Có thể nói quyền tác giả nằm trong một phần của bản quyền nhưng chỉ tập trung vào một đối tượng nhất định, chẳng hạn hành vi sử dụng sách của người khác để làm sách điện tử và chia sẻ lên mạng internet là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
iDO Design – chuyên tư vấn về đăng ký bảo hộ bản quyền
Bạn đã sẵn sàng cho việc đăng ký bảo hộ bản quyền nhưng không biết phải bắt đầu việc này như thế nào, cần những thủ tục gì, thời gian và chi phí cho việc đăng ký này ra sao?
Đừng lo lắng vì đã có iDO Design – một trong những địa điểm lý tưởng chuyên thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn trong việc hoàn tất việc đăng ký một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Với chi phí hợp lý và sự tận tâm, chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên, chắc chắn bạn sẽ hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký bản quyền tận tâm, uy tín để tạo ra một hình ảnh chuyên nghiệp và gây ấn tượng tốt với khách hàng, vậy thì đừng ngần ngại liên hệ với iDO Web qua hotline: 0963.306.131 hoặc inbox trực tiếp fanpage tại đây.
Cùng ngồi lại với nhau, thưởng thức những tách trà hảo hạng và khai thông tâm trí để cùng tìm ra giải pháp phù hợp sở hữu nền tảng thương hiệu bền vững.