Với sự thành lập nhanh chóng của các doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh thì nhu cầu quản trị thương hiệu ngày càng trở nên phổ biến. Vậy cần những kiến thức và kỹ năng nào để quản trị thương hiệu một cách hiệu quả? Đừng lo lắng, hãy để iDO Design giải quyết những thắc mắc của bạn thông qua bài viết dưới đây.
Quản trị thương hiệu là gì?
Quản trị thương hiệu là quá trình tạo dựng, xây dựng và duy trì giá trị của thương hiệu trong mắt khách hàng và thị trường. Brand management bao gồm việc phát triển chiến lược, quản lý vị trí, xây dựng các yếu tố định danh thương hiệu, tạo ra các chiến dịch truyền thông, quản lý sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đó. Đồng thời kiểm soát và đánh giá hiệu quả của các hoạt động quản trị thương hiệu.
Mục tiêu của Brand management là tạo ra một thương hiệu mạnh, đem lại giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững và tạo ra lợi nhuận dài hạn. Mặc khác, thương hiệu tạo được sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh và thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu.
Sự khác biệt giữa Branding và Marketing
Branding và Marketing đều là những hoạt động cần thiết để xây dựng thương hiệu và phát triển doanh số. Tuy nhiên, Branding tập trung vào việc xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng qua hình ảnh, slogan, logo,…
Trong khi Marketing là quá trình tạo ra giá trị đáp ứng nhu cầu thị trường và luân chuyển giá trị giữa doanh nghiệp và khách hàng. Có thể nói việc quản trị thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng đối với chiến dịch marketing, hai khái niệm này sẽ bổ trợ lẫn nhau trong quá trình xây dựng thương hiệu.
>> Xem thêm: Rebranding là gì? 7 bước tái định vị thương hiệu
Tầm quan trọng của quản trị thương hiệu
Brand management là một quá trình không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu với những lợi ích tuyệt vời:
- Quản trị thương hiệu giúp xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, gồm logo, slogan, màu sắc và phong cách, giúp khách hàng nhận biết và ghi nhớ thương hiệu dễ dàng hơn.
- Tăng cường sự tín nhiệm và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu, đặc biệt là trong việc lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Tạo nên sự ấn tượng đối với khách hàng và giúp sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu tiếp cận được đến nhiều khách hàng hơn, từ đó tăng doanh số bán hàng.
- Quản trị thương hiệu giúp bảo vệ thương hiệu khỏi các hoạt động sai trái của đối thủ cạnh tranh hoặc các hành động vi phạm bản quyền, đồng thời giúp giữ gìn uy tín và danh tiếng của thương hiệu.
Quản trị thương hiệu bao gồm công việc gì?
Nếu như chiến lược khác biệt hóa giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, thu hút sự chú ý của khách hàng thì việc quản trị thương hiệu là phương pháp hữu hiệu để nâng cao uy tín và giá trị của doanh nghiệp.
Quản lý hình ảnh thương hiệu
Vậy làm thế nào để biết cách thể hiện thương hiệu của mình? Làm thế nào để tạo vị trí khác biệt trong tâm trí khách hàng?
Thời đại nhà nhà kinh doanh, người người kinh doanh, năng lực sản xuất hàng hóa và cung ứng của thị trường đã vượt trên ngưỡng tiêu thụ của xã hội. “Tốt hơn” không còn là phao cứu sinh chắc chắn giúp doanh nghiệp tồn tại và thuyết phục được khách hàng, mà cần phải làm khác giữa vô vàn sản phẩm trên thị trường.
Kiểm tra danh mục đầu tư của thương hiệu
Đừng hiểu chiến lược như là cái gì đó quá to tát và hoành tráng, tốn kém nguồn lực mà chỉ đơn giản là bạn xác định các giá trị thực sự của mình. Đặt trọng tâm, căn cứ vào nguồn lực thực tế về tài chính, nhân sự, thời gian lên một tấm bản đồ để xác định các mục tiêu và tiến hành từng bước một.
Quản lý tiến trình và đo lường tính hiệu quả
Dựa trên nền tảng của kế hoạch đã đề ra, các doanh nghiệp cần theo dõi, đánh giá và đưa ra các chiến lược phù hợp để cải thiện hiệu quả kinh doanh thương hiệu. Đồng thời, giám sát năng suất của các hoạt động quản trị thương hiệu để tăng cường giá trị thương hiệu.
Quản lý tài sản thương hiệu
Doanh nghiệp của bạn đáng giá bao nhiêu? Thử hình dung nếu bạn đang định bán công ty nhưng lại không biết chính xác giá trị của công ty là bao nhiêu. Như vậy sẽ rất khó để giữ được lợi ích.
Việc nắm vững giá trị công ty cũng như hiểu rõ các phương pháp định giá sẽ giúp chủ doanh nghiệp chủ động đưa ra kế hoạch kinh doanh thích hợp. Những tài sản này góp phần đáng kể vào giá trị tổng thể của công ty để thu hút nhà đầu tư hoặc có được sự tín nhiệm từ đối tác.
Quản lý giá trị thương hiệu trên thị trường
Đừng cố để kể câu chuyện hay, hãy xây dựng giá trị và thể hiện nó trong từng hành động của doanh nghiệp, trong mỗi điểm chạm trên hành trình khách hàng. Đó chính là chất liệu cho câu chuyện thương hiệu của bạn một cách chân thực và sống động nhất. Từ đó các doanh nghiệp có thể dễ dàng khẳng định bản chất riêng và vị thế trên thị trường.
>> Xem thêm: Tính cách thương hiệu là gì? Làm thế nào để xác định tính cách thương hiệu?
Một số thuật ngữ khi làm quản trị thương hiệu
Trong quá trình quản trị thương hiệu sẽ xuất hiện rất nhiều thuật ngữ ẩn chứa mỗi ý nghĩa khác nhau:
- Định vị thương hiệu (Brand positioning): Là quá trình định vị vị trí của thương hiệu trong tâm trí khách hàng, nhằm tạo ra sự khác biệt và giá trị đặc biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
- Danh mục sản phẩm (Product portfolio): Là tập hợp các sản phẩm thuộc thương hiệu của doanh nghiệp hoặc tổ chức, được phân loại theo nhóm sản phẩm, đặc tính, mức độ phổ biến, thị trường tiềm năng.
- Chiến lược thương hiệu (Brand strategy): Là kế hoạch dài hạn để phát triển và quản lý thương hiệu của doanh nghiệp hoặc tổ chức, gồm các phương tiện tiếp thị, chiến lược sản phẩm, định vị thương hiệu.
- Nhận diện thương hiệu (Brand identity): Là tập hợp các yếu tố nhận diện của thương hiệu, bao gồm logo, màu sắc, hình ảnh, âm thanh, slogan và các giá trị đặc biệt khác, giúp khách hàng nhận diện và nhớ đến thương hiệu.
- Sự phát triển thương hiệu (Brand development): Là quá trình phát triển thương hiệu qua các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, xây dựng danh mục sản phẩm và quản lý thương hiệu.
- Sự quản lý thương hiệu (Brand management): Đảm bảo thương hiệu luôn đạt được mục tiêu và giữ được giá trị thông qua việc quản lý, giám sát và điều chỉnh các hoạt động phát triển thương hiệu.
- Kế hoạch tiếp thị (Marketing plan): Là kế hoạch chi tiết để phát triển và thực hiện các chiến lược tiếp thị, bao gồm các hoạt động quảng cáo, tiếp cận khách hàng, giá cả, sản phẩm và dịch vụ.
- Nghiên cứu thị trường (Market research): Bằng cách thu thập và phân tích thông tin về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra quyết định phù hợp cho quản trị thương hiệu.
- Sự nhận thức thương hiệu (Brand awareness): Là mức độ nhận thức của khách hàng về thương hiệu trên thị trường.
Nike làm quản trị thương hiệu như thế nào
Thật khó biết khách hàng đang thực sự muốn gì nhất là trong thế giới biến thiên chóng mặt của những thay đổi về truyền thông, quảng cáo như bây giờ. Tuy nhiên không vì thế mà Nike –một trong những thương hiệu lớn và thành công nhất trên thế giới đã bỏ cuộc. Trong đó, việc quản trị thương hiệu là một yếu tố quan trọng giúp họ duy trì vị thế của mình.
- Tạo ra các chiến dịch quảng cáo ấn tượng: Nike đã tạo ra nhiều chiến dịch quảng cáo nổi tiếng, bao gồm “Just Do It” và “Find Your Greatness”. Các chiến dịch này giúp Nike xây dựng hình ảnh mạnh mẽ và nhận diện thương hiệu.
- Tập trung vào các sản phẩm chất lượng cao: Nike luôn chú trọng đến việc sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, từ giày thể thao đến quần áo và phụ kiện. Điều này giúp thương hiệu tạo được niềm tin từ khách hàng và tăng độ tin cậy của thương hiệu.
- Tận dụng công nghệ: Nike sử dụng công nghệ để tăng tính tương tác với khách hàng và nâng cao trải nghiệm mua sắm của họ. Ví dụ, Nike đã phát triển ứng dụng Nike+ giúp khách hàng theo dõi hoạt động thể thao của mình và tương tác với cộng đồng.
- Tạo dựng hình ảnh thương hiệu đồng nhất: Nike đã tạo dựng một hình ảnh thương hiệu đồng nhất qua các sản phẩm và chiến dịch quảng cáo của mình. Hình ảnh này giúp thương hiệu dễ nhận diện và tạo dựng lòng tin từ khách hàng.
- Tận dụng sự kiện thể thao: Nike liên tục tận dụng các sự kiện thể thao lớn như World Cup hay Olympics để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Nike cũng thường xuyên hợp tác với các ngôi sao thể thao để quảng bá sản phẩm của mình.
Về iDO Design – Đơn vị tư vấn và thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp
Bạn đang gặp khó khăn trong việc quản trị thương hiệu? Đừng để điều đó cản trở việc hiện thực hóa giấc mơ cất cánh thương hiệu, khiến khách hàng không có cơ hội đón nhận giá trị từ sản phẩm, dịch vụ của bạn. Tự tin đồng hành cùng bạn trong suốt hành trình, iDO Design chính là chọn lựa tốt nhất mà bạn đang tìm kiếm bấy lâu nay.
iDO Design là agency hoạt động trong lĩnh vực thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đã phục vụ hơn 500 khách hàng, chúng tôi tận tâm phục vụ hướng đến sự hiệu quả cho tất cả khách hàng của mình.
- Chúng tôi đặt mục tiêu tạo ra một hệ thống hình ảnh dễ nhận biết, tôn vinh sự độc đáo của mỗi sản phẩm trong khi vẫn duy trì sự kết nối giữa phong cách và tinh thần thương hiệu. Đặc biệt, chúng tôi muốn tạo ra một hệ thống thiết kế gắn kết được tính thẩm mỹ, chức năng lý tính và cảm xúc
- iDO Design sẽ giúp doanh nghiệp lên ý tưởng về concept chủ đạo, xây dựng bố cục, những nội dung và hình ảnh cần thiết sẽ xuất hiện trên bao bì
- Để có được những sản phẩm bao bì trông bắt mắt và sáng tạo cho khách hàng, chúng phải trải qua quá trình sàng lọc về mặt ý tưởng, lên phác thảo, thảo luận, điều chỉnh thiết kế nhiều lần
- Xuyên suốt quá trình thực hiện thiết kế bao bì, đội ngũ làm việc phải liên tục kiểm tra, theo dõi phản ứng của khách hàng sau khi sản phẩm có mặt trên thị trường để đảm bảo rằng các yếu tố xuất hiện trên bao bì sẽ được dễ dàng nhận biết trên bất kỳ nơi trưng bày nào.
Nếu bạn đang gặp trong quá trình tìm kiếm đơn vị xây dựng mẫu logo nữ tính uy tín thì đừng ngần ngại liên hệ với iDO Design qua hotline: 0963.306.131 hoặc inbox trực tiếp fanpage tại đây. Cùng ngồi lại với nhau, thưởng thức những tách trà hảo hạng và khai thông tâm trí để cùng tìm ra giải pháp phù hợp sở hữu nền tảng thương hiệu bền vững.