Bạn đã sẵn sàng vượt qua những khuôn khổ lỗi thời để rebranding cho thương hiệu? Liệu bạn đã thật sự nắm bắt tất cả các bước để tái định vị thương hiệu một cách hiệu quả? Ngay bây giờ, hãy cùng iDO Design khám phá bài viết dưới đây.
Rebranding là gì? Phân loại rebranding
Rebranding là sự thay đổi hoàn toàn những định hướng và giá trị cũ nhằm tạo dựng cho doanh nghiệp/ công ty trên nền tảng chiến lược hoặc tầm nhìn thương hiệu mới, cũng như thay đổi mô hình kinh doanh.
Dựa vào hiện trạng và mục đích hướng đến của thương hiệu, ta có thể phân rebranding thành các hình thức sau:
- Rebranding toàn diện: được thực hiện khi doanh nghiệp muốn thay đổi hoàn toàn hình ảnh và cảm nhận của nó đối với khách hàng thông qua việc thay đổi tên, logo, nhận diện thương hiệu, thông điệp,…
- Rebranding bộ phận: tập trung vào một phần của thương hiệu, chẳng hạn như sản phẩm, dịch vụ hoặc chi nhánh của công ty nhằm nâng cao nhận thức về chi nhánh của thương hiệu đó.
- Rebranding tinh chỉnh: thường cập nhật hoặc cải thiện một số yếu tố của thương hiệu như logo, thông điệp hoặc hình ảnh theo xu hướng thời đại.
Khi nào doanh nghiệp cần thực hiện tái định vị thương hiệu
Liệu bạn có biết đâu mới là “thời điểm vàng” để doanh nghiệp tiến hành rebranding? Vậy nhân tố nào góp phần ảnh hưởng đến việc thực hiện tái định vị thương hiệu?
Hướng đến nhóm khách hàng mới
Sản phẩm hay dịch vụ của bạn không còn thích hợp với nhóm đối tượng cũ? chính là tín hiệu đầu tiên mà các doanh nghiệp cần phải “lột xác”.
Không còn phù hợp với định hướng
Nền tảng thương hiệu đề ra ban đầu không còn phù hợp? Nếu doanh nghiệp thay đổi hướng đi hoặc tập trung vào thị trường mới, chắc chắn việc thực hiện tái định vị thương hiệu là điều tấy yếu.
Thương hiệu cũ chắp vá, không đồng nhất
Quá trình khởi tạo và xây dựng thương hiệu luôn đồng hành cùng nhau trên con đường chinh phục người dùng. Do đó, sự đồng nhất đóng vai trò rất quan trọng trong một tập thể doanh nghiệp. Hãy rà soát lại các yếu tố và tái định vị thương hiệu ngay nếu như tất cả không đảm bảo tính nhất quán.
Hình ảnh cũ, lỗi thời
Với sự biến đổi liên tục của những thập niên gần đây, dường như những kiểu chũ, hình dáng, màu sắc thời xưa không còn phù hợp với xu hướng mới của người tiêu dùng. Và chính lúc này, các doanh nghiệp cần phải tìm ra những điểm mới để rebranding cho bộ nhận diện thương hiệu.
Bảo vệ thương hiệu khỏi đối thủ
Căn cứ vào bối cảnh thị trường, thật rõ ràng để thấy rằng những ý tưởng đó sẽ có lúc nhận ra người anh em của mình giữa hàng triệu nhãn hàng tương tự. Đã đến lúc, bạn cần tạo ra sự khác biệt để khiến thương hiệu của mình nổi bật trên thị trường.
>> Xem thêm: Brand Guidelines là gì? Tất tần tật về cẩm nang thương hiệu
Quy trình rebranding
Thay đổi không hề đáng sợ, thay đổi minh chứng cho việc thương hiệu và doanh nghiệp đang thích nghi và phát triển. Mọi thương hiệu đều cần thay đổi theo tình hình thị trường và nhu cầu của khách hàng. Việc lựa chọn tái định vị thương hiệu phụ thuộc vào tầm nhìn, quy mô mà doanh nghiệp hướng tới trong tương lai.
Bước #1: Đánh giá thương hiệu
Bạn muốn được biết tới với tư cách như thế nào? Điều gì khiến bạn khác biệt so với những người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực? Ngạn ngữ có câu: “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng” và việc hiểu rõ về bản chất thương hiệu trong rebranding cũng vậy.
Bước #2: Nghiên cứu thị trường
Chúng ta cần hướng đến đối tượng nào? Bạn muốn thay đổi thái độ và hành động của người dùng đối với sản phẩm ra sao? Trước khi xem quảng cáo họ đang nghĩ gì và chúng ta muốn khách hàng tiếp cận thông điệp truyền thông như thế nào? Dựa trên những câu hỏi đó các doanh nghiệp có thể xem xét những yếu tố nào sẽ đủ khả năng để tạo nên những thay đổi mới cho thương hiệu.
Bước #3: Xác định điểm khác biệt
Tất cả những tên tuổi lớn trong ngành đều khởi đầu từ những điều nhỏ nhất. Vậy bạn có thể làm chủ được điều gì mà họ không thể? Điểm mạnh của bạn là gì?
Chẳng hạn, trong một thị trường kem đánh răng không có nhiều khác biệt về công năng, việc rebranding sẽ giúp Colgate định vị mình là sản phẩm mà chuyên gia nha khoa khuyên dùng; Close-up là kem đánh răng vừa thu hút về hình thức (dạng gel).
Bước #4: Thiết kế lại các điểm chạm thương hiệu
Sẽ không có một khách hàng nào muốn gắn kết với một thương hiệu có quá nhiều sự thay đổi chóng mặt chỉ trong thời gian ngắn. Do đó, các doanh nghiệp cần nắm vững cột mốc trong hành trình tái định vị thương hiệu.
Bước #5: Chuẩn bị nội bộ
Nếu như trước đây khái niệm “khách hàng là thượng đế” được đặt lên hàng đầu, thì hiện tại “cảm xúc của nhân viên” cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
Dù công ty có quy mô lớn hay nhỏ thì việc xây dựng một văn hoá nội bộ điều mà doanh nghiệp cần tập trung để mỗi cá nhân trong tập thể như một “ đại sứ “ góp phần tạo nên cảm xúc và giá trị cho thương hiệu bền vững.
Bước #6: Tiến hành ra mắt thương hiệu
Những nhà hoạch định chiến lược đã nhận ra giá trị to lớn của những ý tưởng sáng tạo khiến cho “Thương hiệu” trở nên đơn giản và gần gũi hơn. Hãy để cho bản chất cốt lõi của thương hiệu được thể hiện rõ nét trong từng yếu tố nhận diện cũng như xuyên suốt trong toàn bộ chiến dịch truyền thông, marketing. Điều này sẽ cải thiện ấn tượng trong giai đoạn tiếp cận và chăm sóc người dùng.
Bước #7: Nhận phản hồi
Sự thật không có một mối quan hệ nào luôn suôn sẻ và hoàn hảo theo thời gian. Nhận thức này khiến cho ta ý thức được cần phải tập trung vào việc lắng nghe những phản hồi tích cực lẫn tiêu cực của khách hàng một cách tinh tế.
>> Xem thêm: Tính cách thương hiệu là gì? Làm thế nào để xác định tính cách thương hiệu?
Tầm quan trọng của Rebranding
Rebranding là một trong những quá trình quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn cải thiện và thay đổi hình ảnh của mình trước công chúng. Vậy việc tái định vị thương hiệu sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với một công ty?
Tạo kết nối với khán giả mới
Thị trường và khách hàng luôn thay đổi, vậy nên doanh nghiệp cần phải cập nhật để đáp ứng nhu cầu sử dụng và giữ vững vị thế của mình trên thị trường. Hãy bắt đầu chinh phục trái tim của người dùng bằng toàn bộ tâm huyết từ trái tim của thương hiệu.
Kích thích tăng trưởng doanh nghiệp
Không chỉ đơn thuần giúp bạn mài giũa định vị thương hiệu sắc bén hơn, việc rebranding thậm chí tạo ra những cơ hội để mở rộng thị trường, cũng như gia tăng doanh số cho doanh nghiệp.
Nổi bật trên thị trường
Nêm nếm một chút cá tính của bạn vào bộ nhận diện thương hiệu được ví như các họa sĩ đóng dấu vào tác phẩm của mình vậy. Làm sao để mọi người cảm thấy được bản chất của doanh nghiệp – “linh hồn” của bạn trong mọi thứ để giúp cho bạn không bị lẫn với đám đông và mọi người sẽ nhớ đến bạn.
Chuyển động cùng thời đại
Rebranding cho phép doanh nghiệp thay đổi hình ảnh của mình trên thị trường bằng cách bổ sung hay cải thiện theo chiều hướng mới để thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
Gia tăng giá trị cho thương hiệu của bạn
Bằng cách tạo ra một hình ảnh mới, rebranding có khả năng tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp và cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường giá trị trong lòng khách hàng và đảm bảo vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Về iDO Design – Đơn vị tư vấn và thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tối ưu cho việc tái định vị thương hiệu để tạo ra một hình ảnh chuyên nghiệp và gây ấn tượng tốt với khách hàng, thì iDO Design chính là chọn lựa tốt nhất dành cho bạn.
Chúng tôi đặt mục tiêu tạo ra một hệ thống hình ảnh dễ nhận biết, tôn vinh sự độc đáo của mỗi sản phẩm trong khi vẫn duy trì sự kết nối giữa phong cách và tinh thần thương hiệu. Đặc biệt, chúng tôi muốn tạo ra một hệ thống thiết kế gắn kết được tính thẩm mỹ, chức năng lý tính và cảm xúc
Nếu bạn đang gặp trong quá trình tìm kiếm đơn vị xây dựng rebranding uy tín thì đừng ngần ngại liên hệ với iDO Design qua hotline: 0963.306.131 hoặc inbox trực tiếp fanpage tại đây. Cùng ngồi lại với nhau, thưởng thức những tách trà hảo hạng và khai thông tâm trí để cùng tìm ra giải pháp phù hợp sở hữu nền tảng thương hiệu bền vững.